Quy cách đóng gói
Lọ 100 viên.
Dạng bào chế
Viên nang cứng.
Thành phần chính
Mỗi viên nang cứng bao gồm các thành phần sau:
– Sulfamethoxazol 400mg.
– Trimethoprim 80mg.
– Tá dược vừa đủ 1 viên.
Chỉ định
Thuốc Trimeseptol 480 được chỉ định sử dụng trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:
– Viêm phổi do Pneumocystis jiroveci.
– Nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma gondii.
– Người bệnh nhiễm Nocardia.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp chưa xảy ra biến chứng.
– Viêm tai giữa cấp tính.
– Đợt cấp ở người bị viêm phế quản mạn tính.
Cách dùng
– Thuốc ở dạng viên nang cứng, dùng đường uống với một lượng nước vừa phải.
– Để hạn chế tác dụng gây kích ứng đường tiêu hóa, người bệnh nên uống thuốc trong bữa ăn.
Liều dùng
Thuốc được sử dụng với liều khác nhau tùy tình trạng bệnh và mức độ nhiễm khuẩn của mỗi người:
– Nhiễm khuẩn cấp tính:
+ Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi hoặc trên 53kg: dùng liều 2 viên/lần, 2 lần/ngày.
+ Trẻ em: Dùng liều (30mg Sulfamethoxazol + 6mg Trimethoprim)/kg/ngày. Thời gian điều trị nên kéo dài thêm 2 ngày sau khi đã hết triệu chứng. Nếu sau 7 ngày các triệu chứng lâm sàng của người bệnh không có dấu hiệu cải thiện cần đánh giá lại.
– Nhiễm khuẩn đường tiết niệu cấp không có biến chứng: Dùng liều như trên với đợt từ 1-3 ngày.
Ngoài ra, các trường hợp khác cần có sự hiệu chỉnh liều trực tiếp từ bác sĩ kê đơn. Không tự ý sử dụng thuốc theo nhu cầu của mình.
Chống chỉ định
Không được dùng thuốc điều trị cho bệnh nhân trong các trường hợp sau:
– Người mắc suy thận nặng mà không giám sát được nồng độ thuốc trong huyết tương thay đổi như thế nào.
– Người bệnh có tổn thương nhu mô gan rõ.
– Tiền sử mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
– Trẻ nhỏ dưới 6 tuần tuổi.
Tác dụng không mong muốn
Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải ở bệnh nhân sử dụng thuốc. Thường gặp nhất gồm các triệu chứng sau:
– Đau đầu.
– Buồn nôn, tiêu chảy.
– Phát ban ở da.
– Nhiễm trùng: Bội nhiễm nấm Candida.
Ngoài ra, có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác hiếm gặp hơn như: giảm bạch cầu, bệnh huyết thanh, phản ứng quá mẫn,… Trong trường hợp này, cần thông báo ngay cho bác sĩ hoặc các nhân viên y tế để có biện pháp giải quyết kịp thời.
Sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
– Thai kỳ:
+ Các nghiên cứu can thiệp đã chỉ ra việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai có liên quan đến những dị tật bẩm sinh của trẻ.
+ Sulfonamid có khả năng cạnh tranh với Bilirubin trong phản ứng gắn với Albumin huyết tương. Vì thế, gây dư thừa Bilirubin tự do, dẫn đến tình trạng trẻ bị vàng da, thậm chí gây bệnh vàng da nhân não.
+ Do đó, không nên dùng thuốc trong suốt thai kỳ, đặc biệt là càng gần thời điểm sinh. Chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết, chú ý bổ sung thêm Acid Folic.
– Cho con bú:
+ Thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ. Trẻ sơ sinh bú sữa có chứa thuốc làm tăng nguy cơ bị Bilirubin máu cao.
+ Do đó, nên tránh sử dụng thuốc ở thời điểm cuối thai kỳ và bà mẹ đang cho con bú.
Người lái xe và vận hành máy móc
– Chưa có nghiên cứu nào về tác động bất lợi của thuốc đến đối tượng là người lái xe và vận hành máy móc trong quá trình sử dụng. Vì thế, không thể dự đoán được chính xác.
– Nên lưu ý theo dõi các biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân trong trường hợp này.
Lưu ý đặc biệt khác
– Chỉ sử dụng thuốc khi có đơn điều trị của thầy thuốc.
– Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Không được dùng thuốc đã quá thời hạn sử dụng ghi trên nhãn.
Điều kiện bảo quản
– Để thuốc nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, tránh không khí quá ẩm.
– Nhiệt độ phòng không quá nóng, từ 30°C trở xuống.
– Tránh xa tầm tay của trẻ em.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.