Thành phần
- Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol magnesi dihydrat) 40 mg.
Dạng bào chế
- Viên nén.
Công dụng – Chỉ định
- Stadnex 40 được chỉ định cho các trường hợp:
- Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản (GORD).
- Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược.
- Điều trị dải hạn (sau khi điều trị bằng phương pháp truyền tĩnh mạch) nhằm phòng tái xuất huyết do loét dạ dày.
- Điều trị hội chứng Zollinger-Ellison.
Chống chỉ định
- Bệnh nhân quá mẫn với esomeprazol, các dẫn chất benzimidazol hay bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Phụ nữ có thai 3 thang đầu.
Liều dùng – Cách dùng
- Cách dùng:
- Stadnex 40 nên được nuốt nguyên viên với một ít nước.
- Không nên nhai hay nghiền nát viên.
- Liều dùng:
- Người lớn và trẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên.
- Bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GORD): Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược: 40mg x lần/ ngày trong 4 tuần. Nên điều trị thêm 4 tuần nữa cho bệnh nhân viêm thực quản chưa được chữa lành hay vẫn có triệu chứng dai dẳng.
- Người lớn:
- Điều trị dài hạn (sau khi điều trị bằng phương pháp truyên tĩnh mạch) nhằm phòng tái xuất huyết do loét dạ dày: 40 mg esomeprazol (1 viên Stadnex 40) x 1 lần/ngày trong 4 tuần sau khi dùng esomeprazol đường tĩnh mạch nhằm phòng tái xuất huyết do loét dạ dày.
- Điều trị hội chúng Zollinger – Ellison:
- Liều khởi đầu khuyến cáo là 40 mg esomeprazol x 2 lần/ ngày.
- Sau đó điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng bệnh nhân và tiếp tục điều trị khi còn chỉ định về mặt lâm sàng. Các dữ liệu lâm sàng cho thấy phần lớn bệnh nhân được kiểm soát với esomeprazol liều từ 80-160 mg/ngày. Khi liều hàng ngày lớn hơn 80 mg, nên chia liều dùng thành 2 lằn/ ngày.
- Trẻ em dưới 12 tuổi:
- Không nên dùng esomeprazol cho trẻ em dưới 12 tuổi vì chưa có dữ liệu. Người tổn thương chức năng thận.
- Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương chức năng thận. Do ít kinh nghiệm về việc dùng thuốc ở bệnh nhân suy thận nặng, nên thận trọng khi điều trị ở các bệnh nhân này.
- Người tỗn thương chức năng gan.
- Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân tổn thương gan ở mức độ từ nhẹ đến trung bình. Ở bệnh nhân suy gan nặng, không nên dùng quá liều tối đa là 20 mg esomeprazol.
- Người cao tuổi:
- Không cần điều chỉnh liều ở người cao tuổi.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai và đang cho con bú.
Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc
- Bệnh nhân bị chóng mặt hoặc ảo giác trong khi dùng esomeprazol không nên lái xe hay vận hành máy móc.
Tác dụng phụ
- Thường gặp:
- Toàn thân: Đau đầu, chóng mặt, ban ngoài da.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
- Ít gặp:
- Toàn thân: Mệt mỏi, mất ngủ, phát ban, ngứa, rối loạn thị giác.
- Hiếm gặp:
- Toàn thân: Sốt, đỗ mồ hôi, phù ngoại biên, mẫn cảm với ánh sáng, phản ứng quá mẫn (bao gồm mày đay, phù mạch, co thắt phế quản, sốc phản vệ).
- Thần kinh trung ương: Kích động, trầm cảm, lú lẫn có hồi phục, ảo giác ở người bệnh nặng.
- Huyết học: Chứng mất bạch cầu hạt, giảm bạch câu, giảm tiểu cầu.
- Gan: Tăng enzym gan, viêm gan, vàng da, suy chức năng gan.
- Tiêu hóa: Rối loạn vị giác.
- Cơ xương: Đau khớp, đau cơ.
- Tiết niệu: Viêm thận kẽ.
- Dạ: Ban bọng nước, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, viêm da.
- Do làm giảm độ acid của dạ dày, các thuốc ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ở đường tiêu hóa.
Quên liều và cách xử trí
- Dùng liều đó ngay khi nhớ ra. Bỏ qua liều đã quên nếu gần đến giờ dùng liều tiếp theo, uống liều tiếp theo như dự định. Không uống gấp đôi liều.
Quá liều và cách xử trí
- Nếu lỡ dùng quá liều và xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng, đến ngay trung tâm y tế để được xử lý kịp thời.
Bảo quản
- Nhiệt độ dưới 30 độ C. Tránh ánh sáng.
- Để xa tầm nhìn và tầm với của trẻ.
Quy cách đóng gói
- Hộp 4 vỉ x 7 viên.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.